|

Giới thiệu
- Giới thiệu về Tân Khang
- Chiến lược và tầm nhìn
- Nhận diện logo
- Công trình đã tham gia
- Chứng nhận - Chứng chỉ
Sản phẩm
Dịch vụ
Thông tin thị trường
Báo giá sản phẩm
Hổ trợ trực tuyến
Thông tin Online
- Số người đang xem:
- Tổng số lượt truy cập: 273741
Liên kết nhà máy
![]() |
|
![]() |
|
![]() |
|
![]() |
|
![]() |
|
![]() |
|
![]() |
|
![]() |
|
![]() |
Hiến kế kiềm chế lạm phát
|
|
Tại Hội nghị CG 2010 diễn ra hôm qua ở Hà Nội, các nhà tài trợ mong muốn Việt Nam cần có những kế sách mới, chiến lược mới để ưu tiên đặc biệt ổn định kinh tế vĩ mô. | |
Hiến kế kiềm chế lạm phát 08/12/2010 0:04
Lạm phát có thể tiếp tục leo thang Đánh giá về tình hình kinh tế VN trong năm qua, các nhà tài trợ đều chung một nhận định: sức tăng trưởng nhanh đang để lại những rủi ro lớn cho nền kinh tế VN, đặc biệt vấn đề lạm phát. Báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy, trung bình 1 thập niên qua, VN là quốc gia luôn có tỷ lệ lạm phát cao so với các nước láng giềng với mức tăng 8,8%, so với 2,7% của Thái Lan, và 5,1% của Philippines. Với mức 10% trong năm 2010, VN là quốc gia có mức lạm phát cao nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Việc Chính phủ quá ưu tiên cho mục tiêu tăng trưởng hơn là duy trì ổn định kinh tế vĩ mô khiến lạm phát tăng cao làm cho đồng tiền mất giá, làm xói mòn niềm tin nơi các nhà đầu tư. Một điểm đáng chú ý khác tại báo cáo của WB, lạm phát của VN trong 2010 không đi đôi với sự tăng giá của các loại hình tài sản khác khi thị trường chứng khoán ảm đạm, tính đến hết tháng 11 chỉ số VN-Index giảm 8,8% so với đầu năm. Dòng vốn gián tiếp chỉ đạt 128 triệu USD trong 2009, khoảng 600 triệu USD trong 2010, so với 6,2 tỉ USD trong 2007. Thị trường bất động sản cũng không tăng giá đáng kể. Theo WB, giá hàng hóa và sản phẩm công nghiệp gia tăng vẫn là động lực chính gây ra lạm phát trong năm qua, đặc biệt lương thực thực phẩm tăng lên đến 14,8%, mức cao nhất kể từ tháng 4.2009. Các nhà tài trợ lo ngại, nếu VN không nhanh chóng chuyển hướng chính sách qua ổn định kinh tế vĩ mô, lạm phát cao sẽ kéo dài sang các năm tiếp theo và gây ra những rủi ro nghiêm trọng cho nền kinh tế, gây tổn thương cho người dân nghèo. Cần thắt chặt chính sách tiền tệ Để có thể tạo lòng tin nơi các nhà đầu tư, theo ông Masato Miyazaki - Trưởng phòng, Vụ châu Á Thái Bình Dương, Quỹ Tiền tệ thế giới IMF, VN cần thắt chặt hơn nữa chính sách tiền tệ để ổn định tỷ giá, kiềm chế áp lực lạm phát. Đại diện IMF cho rằng, các lãi suất chủ chốt của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã tăng vào tháng 11 vừa qua vẫn chưa ngăn chặn được nỗi lo của thị trường về sự giảm giá VNĐ và lạm phát cao hơn. Tuy nhiên, giải pháp này phải được thực hiện đồng bộ với một gói các giải pháp khác, đặc biệt chính sách tài khóa theo hướng củng cố ngân sách lớn hơn. “Trong trung hạn, VN phải đưa được lạm phát về mức trung bình của khu vực Asean 3 - 4%, khôi phục niềm tin và tránh các cú sốc bất lợi trong tương lai cho nền kinh tế”, ông Miyazaki nói. Cũng theo đại diện IMF, VN cần giảm tỷ lệ nợ công trên GDP với việc kiểm soát chặt chẽ chi tiêu công và hiệu quả đầu tư ngân sách nhà nước. Giảm thâm hụt ngân sách trong 2011 xuống dưới 5% GDP, 3% trong năm 2015 sẽ giúp đảm bảo tỷ lệ nợ trên GDP đứng dưới mức 50% GDP. Bà Victoria Kwakwa, Giám đốc WB tại VN đề xuất, Chính phủ phải thường xuyên công bố các thông tin vĩ mô, tài chính, xây dựng uy tín và sự tin cậy trong các đối tác và thị trường, thay vì điều hành chính sách tiền tệ thiếu nhất quán, giật cục trong thời gian vừa qua. Chấn chỉnh hoạt động của các tập đoàn, TCT Từ bài học Vinashin, các nhà tài trợ cho rằng, Chính phủ cần phải nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Tách bạch vai trò quản lý và điều hành DN; minh bạch, công khai thông tin tài chính; đẩy nhanh hơn nữa quá trình cổ phần hóa các DNNN, hạn chế điều hành mang tính chất chỉ thị, hành chính. Giải đáp băn khoăn của các nhà tài trợ, Thống đốc NHNN cho biết, chính sách thắt chặt tiền tệ kiềm chế lạm phát mới được thực hiện chưa đầy 1 tháng, nên cần có thời gian đo phản ứng của thị trường để tiếp tục thực hiện bước đi tiếp theo và xem xét cẩn trọng những kiến nghị của các đối tác. Về công khai ngân sách nhà nước (NSNN), theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà, hàng quý Bộ Tài chính vẫn có báo cáo về thu - chi ngân sách, Chính phủ có văn bản riêng quy định về công khai NSNN và tới đây khi Luật NSNN được sửa đổi cũng dành 1 chương riêng quy định việc công khai, minh bạch ngân sách. Về công khai tài chính DNNN, do các DN hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, nhưng tại các nghị định của Chính phủ như Nghị định 09 có quy định về chế độ kiểm toán và công bố thông tin. Luật Kiểm toán độc lập cũng sẽ có chương riêng quy định chế độ kiểm toán doanh nghiệp có lợi ích công, sử dụng NSNN.
Anh Vũ |
|
• Các bài viết khác | |
Copyright © Tan khang, Designed by tankhang.com.vn
Điện thoại : 0511.3956796; Fax: 0511.3956696; Email: dodinhdung@tankhang.com.vn
Website: www.tankhang.com.vn